Môt chia se ̉ cu ̉a 1 deacon

Alleluia – Tạ ơn Chúa !!!
Cám ơn Thầy Hoàng và New post tại Blog Phó tế Giao Lưu.
Tôi thiết nghĩ những bài về lễ lạy thì có nhiều rồi.
Xin anh mời các Thầy chia sẻ những cảm nghiệm, trăn trở, băn khoăn, trải nghiệm thực tế…, cụ thể trong đời sống phục vụ Gia đình, Giáo xứ và xã hội, để anh em được lắng nghe, học hỏi thêm.

Đây là một deacon mà tôi quen biết,  Mỗi lần đi tham dư ̣̣Đại Hội National diaconate Institute of Continuing Education – NDICE – tại Xavier University thì đều có gặp.    Người Deacon này là một người Mỹ gốc Phi Châu.  Ông ta có tài kể chuyện rất hay, và hay dùng tài kể chuyện để chia sẻ Lời Chúa – i.e. giảng.

Tên của Deacon này là  Deacon Alfred Mitchell.  Sau đây là “tự chuyện” của Thầy Alfred Mitchell:

My early years in South Carolina with my grandmother introduced me to storytelling. I spent many hours listening to her stories. Many of the stories she told were about family members and residents of the small town in which we lived. Some were humorous and usually contained a moral or a lesson of some kind. I tend to tell the same kind of stories.

I believe strongly in the power of stories. They have a way of putting people at ease. Stories help us to answer three very important questions: Who am I? Where do I come from? Where Am I Going?

I retired from the Federal Civil Service in 1989. Two and a half years prior to retirement I was ordained as a deacon in the Roman Catholic Church in May 1987. I served 2 and a half years as an unpaid volunteer assistant deacon director for the Catholic Archdiocese of Atlanta. In October, 1990 I was appointed to the position of Director of Deacon Personnel. I served in that capacity from October 1990 through the end of December, 2005

As a deacon in the Roman Catholic Church I use stories in my ministry of preaching, teaching and reaching out to others. I have been telling stories all my life, though I didn’t become professionally involved in storytelling until after my ordination to the Diaconate. I saw storytelling techniques as a way of bringing my homilies alive and making them more meaningful to the congregation.

 

For five summers I conducted ten-hour seminars in storytelling at the University of Notre Dame in its Retreats International Summer Institute. Seminars ranged in size from five to about twenty persons. This course titled “The Art and Craft of Storytelling” has also been presented to The Pastoral Ministry Formation program of the Department of Religious Education, Archdiocese of Atlanta and to parishes in the Archdiocese of Atlanta.

The purpose of this course is to familarize students with storytelling. The course is intended for anyone wishing to become acquainted with the storytelling art. It also contains lessons for the beginning and intermediate teller.

Material covered includes telling your own story, telling the family story, characteristics and laws of storytelling, the voice as the primary storytelling tool, sacred and biblical stories.

Another ten-hour seminar in “Storytelling” is entitled “African and African-American” Storytelling presented at the School of Sacred Storytelling’s winter session 2002 and Retreats International at Notre Dame. This seminar provides an overview of storytelling by Black people from biblical times to the present. Several stories illustrating the art of storytelling in African and African-American cultures are told throughout this ten-hour presentation.

This is a course on African and African-American Storytelling. The course is designed for Educators of Black children, Black children, Presenters of programs for Black History Month, Black storytellers and all others who are interested in African and African-American storytelling.

Subjects covered include Blacks in biblical literature, the African griots and griottes, African storytelling and its characteristics, Afro-Caribbean storytelling and modern day storytelling in the Black Community.

I have also conducted seminars in storytelling techniques for preachers, for Dominican priests and seminarians and deacons in the Archdiocese of Atlanta and Columbus, Ohio. Again, during the course of these seminars I tell several stories.

I tell stories to all age groups, but prefer adults and young children. I am available anywhere in the United States and Canada, particularly on weekends.

                                    Deacon Alfred Mitchell

Xin mời một nhân vật khác cùng đóng góp …

 

TM Ban TT Liên Lạc

Mời cùng đọc 31-7-2012

Hôm nay tôi tình cờ thấy có bài viết của Cha Trần Bình Trọng … Cha viết từ hồi tháng tư 2012.  Xin post ở đây để chia sẻ và gọi là để dành …

Thân mến.
dcnhoangvu

Nhận định về buổi cầu nguyện Thánh Linh xin ơn chữa lành với hiện tượng ‘té ngã’

Sunday, 15 April 2012 19:31 Lm Trần Bình Trọng
 
Lời tựa: Hiện tượng ‘té ngã’ trong những buổi cầu nguyện Thánh Linh xin ơn chữa lành vẫn còn gây hoang mang, hiểu lầm và thắc mắc với người ngoại cuộc và ngay cả một số người trong cuộc. Còn việc cho rằng cá nhân này được ơn chữa bệnh, cá nhân kia được khỏi bệnh trong những buổi cầu nguyện Thánh Linh cũng phải đặt nhiều câu hỏi. Nói như vậy không có nghĩa là từ xưa đến nay không có ai được ơn chữa bệnh và không ai được chữa khỏi bệnh do lời cầu xin và phép lạ. Bài này được viết lên như để thắp thêm một ngọn đèn nhỏ nữa, soi vào cả hai vấn đề.

Thường khi đau yếu hay lâm bệnh, người ta muốn được chữa khỏi bằng cách này hay cách khác. Để được chữa trị, người ta tìm đến nhà thương, gặp bác sĩ, y sĩ, ngay cả lang băm, thầy pháp, thầy bùa, rồi uống thuốc và kiêng cữ đồ ăn thức uống không lành mạnh. Thêm vào đó, người Do Thái thời cổ xưa còn tìm đến gặp Đức Giêsu để xin được chữa lành. Người theo đạo Công Giáo thì cầu nguyện xin Chúa chữa trị hoặc đến những nơi hành hương linh thiêng để xin Chúa, hay Mẹ Maria hoặc ông thánh nọ bà thánh kia chữa cho khỏi bệnh. Người ta cũng xin linh mục hay giáo dân quen biết cầu xin cho họ được khỏi bệnh. Người ta còn tìm đến những buổi cầu nguyện xin ơn chữa lành trong những buổi cầu nguyện Thánh Linh nữa.Y khoa, phẫu thuật chữa được bệnh và không chữa được hết mọi bệnh.

Trong thời cận đại và hiện tại, với những phát minh tân kì về khoa học, y dược, y khoa và kĩ thuật, loài người chứng kiến những việc chữa trị bệnh tật với những cuộc giải phẫu thành công ngoài sức tưởng tượng. Những chi phí cho dịch vụ chữa bệnh như tiền nhà thương, tiền bác sĩ/y sĩ, tiền thuốc men chiếm một kinh phí đáng kể trong ngân sách cá nhân, gia đình và quốc gia. Tuy nhiên nhiều bệnh tật mà ngay cả với kĩ thuật y khoa tân tiến cũng đành bó tay. Có những bệnh nhân nằm nhà thương cả tháng, cà năm mà bệnh tình vẫn không thuyên giảm.

Đức Giêsu đến chữa lành bệnh tật, nhưng không chữa hết mọi bệnh nhân.

 Đọc Phúc âm người ta thấy Đức Giêsu có chữa lành những người đau yếu, bệnh tật, cả những người bị quỉ ám. Tuy nhiên mục đích chính của việc Chúa đến là để chữa lành bệnh tật phần hồn của loài người, giải thoát con người khỏi tội lỗi, để phục hồi sự sống thiêng liêng bằng cách giao hoà nhân loại với Thiên Chúa. Ðó là lí do giải thích tại sao trong Phúc âm thánh Mác-cô (Mc 1:35-39) Chúa tách biệt khỏi đám đông quần chúng để đi cầu nguyện, rao giảng trong các Hội đường và trừ quỉ. Trong khi còn nhiều người đau yếu bệnh tật cần được chữa lành mà Chúa vẫn bỏ đi. Lí do là vì Chúa còn một sứ mệnh quan trọng hơn để thi hành. Đó là truyền bá tin mừng cứu rỗi, đem ơn chữa lành cho tâm hồn nữa. Chúa cũng không dùng quyền năng để tự cứu mình khỏi đau khổ và sự chết. Chúa tự ý chấp nhận đau khổ và sự chết vì Người ý thức được giá trị của đau khổ và sự chết vì yêu mến Chúa và tha nhân để mang lại ơn cứu rỗi cho loài người.

Ðó là lí do tại sao có khi người ta cầu nguyện, xin ơn chữa lành bệnh tật phần xác mà Chúa lại ban ơn chữa lành bệnh tật phần hồn, mà họ không hay biết. Có những trường hợp mà việc mang bệnh tật phần xác, có thể đem lại lợi ích cho đời sống thiêng liêng, khiến người ta tuỳ thuộc vào Chúa. Còn nếu được chữa khỏi bệnh tật phần xác, người ta có thể lầm tưởng rằng đời sống thiêng liêng của họ là tốt lành, không gì đáng trách. Vì lợi ích thiêng liêng cho loài người, Chúa cũng có thể trì hoãn việc chữa lành. Nếu Chúa ban ơn chữa lành nhanh chóng cho mỗi người, họ có thể chóng quên ơn Chúa, không đánh giá được tầm quan trọng của ơn chữa lành, khiến họ bớt tuỳ thuộc vào Chúa.

Có lúc lời cầu xin cho khỏi bệnh được như ý / lúc khác không được khỏi.

 Có những trường hợp khác mà người ta được khỏi bệnh thì y-khoa-học cũng không cắt nghĩa được tại sao, mà chỉ thấy rằng người ta được khỏi bệnh mà không phải do cách chữa trị của bác sĩ, cũng không phải do thuốc chữa. Thường người ta gọi những trường hợp được chữa khỏi như vậy là do phép lạ. Phép lạ vẫn xẩy ra hằng ngày trong thời đại ta đang sống. Chỉ cần dùng con mắt đức tin là người ta có thể nhận ra và chứng kiến phép lạ. Hằng ngày người ta còn có cơ hội để bầy tỏ đức tin vào quyền năng Chúa, xin Người cứu chữa. Ðiều mà người ta cần có là lời cầu xin. Và lời cầu nguyện của ta phải đi đôi với đức tin, vì nếu cầu nguyện mà không có đức tin thì lời cầu nguyện chưa chắc gì được Chúa chấp nhận. Bằng chứng được ghi lại trong Phúc âm là khi người Pharisêu xin Ðức Giêsu một dấu lạ, Người từ chối việc làm phép lạ vì họ không có lòng tin (Mc 6:5,6) hay họ chỉ muốn thử Người (Mc 8:11-12). Trái lại ta thấy đức tin của người đàn bà loạn huyết và của viên trưởng hội đường là một đức tin quả quyết, vững mạnh, đơn sơ, chân thành và khiêm tốn. Phúc âm ghi lại: Ông ta sụp xuống dưới chân Người (Mc 5:22); cònngười đàn bà xuất huyết đến phủ phục trước mặt Người (Mc 5:33). Là người, người ta cũng cảm thấy khó từ chối khi có ai kêu cầu đến họ một cách khiêm tốn và khẩn khoản như vậy.

Bất cứ khi nào Chúa làm phép lạ là đều do người ta xin với lòng tin. Nếu không có đức tin, sẽ không có phép lạ, cũng không được ơn chữa lành. Tất cả những người được thụ hưởng phép lạ của Chúa đều có một điểm giống nhau là họ được thúc đẩy bởi lòng tin vào quyền năng và lòng thương xót của Chúa.

Ðôi khi người ta có thể có thái độ như người Pharisêu, nghĩa là cứ ngồi đó há miệng chờ ho, đợi cho Chúa làm phép lạ, trước khi họ đặt tin tưởng vào Chúa. Còn Thiên Chúa thì lại muốn ta bầy tỏ niềm tin trước đã, trước khi Người hành động. Chúa biết nhu cầu thiếu thốn của mỗi người. Tuy nhiên nếu ta đóng cửa nhà tâm hồn, thì Chúa cũng đành chịu, vì Chúa đã ban cho loài người được tự do lựa chọn và Chúa tôn trọng tự do của loài người .

Nói như vậy không có nghĩa là khi mắc bệnh, người tín hữu không cần đi bác sĩ, không cần uống thuốc chữa trị. Việc đi bác sĩ hay vào nhà thương nếu cần, người ta vẫn phải đi, nhưng đồng thời ta cũng vẫn cầu xin cho được ơn khỏi bệnh. Cách thế Chúa chữa trị bệnh tật loài người thông thường là dùng bác sĩ và thuốc men để chữa trị. Ðôi khi Chúa không cần dùng đến bác sĩ hay thuốc chữa, nhưng là chữa trực tiếp mà người ta gọi là phép lạ. Có một vài giáo phái Kitô Giáo chủ trương không đi bác sĩ và uống thuốc. Họ cho rằng đi bác sĩ và uống thuốc là làm giảm lòng tin vào quyền năng của Chúa. Họ không biết rằng Chúa cũng dùng bác sĩ và thuốc men để chữa trị bệnh tật loài người. Như vậy không có việc xung khắc giữa việc đi bác sĩ, uống thuốc và lời cầu nguyện cho được khỏi bệnh. Cả hai phương pháp: đi bác sĩ/uống thuốc và cầu nguyện cho được khỏi bệnh đều bổ túc cho nhau để phục hồi sức khoẻ. Người ta còn tìm đến những nơi mà đã có phép lạ chữa bệnh xẩy ra như Lộ Đức và những nơi khác mà người ta tin rằng đã có phép lạ xẩy ra với hi vọng được chữa khỏi bệnh. Những buổi cầu nguyện xin chữa bệnh tại Lộ Đức mỗi tuần có cả hàng trăm hay cả ngàn người dự, gồm nhiều bệnh nhân trên xe lăn hay xe cáng. Tuy nhiên chỉ có một số nhỏ được Hội Đồng Y Khoa Quốc Tế tại Lộ Đức gồm cả bác sĩ ngoài công giáo chứng nhận là bệnh nhân được khỏi bệnh một cách lạ thường, mà không giải thích được về phương diện khoa học. Trưòng hợp mới nhất được khỏi bệnh cách lạ thường là nữ tu Luisina Traversso được Hội Đồng Y Khoa Quốc Tế chứng nhận theo thư  của Giám mục Jacques Perrier tại Lộ Đức gửi 10-02/2012.

Ước muốn được chữa lành trong buổi cầu nguyện Thánh linh với việc ‘té ngã’.

Phong trào Thánh Linh Công Giáo sau Công Đồng Vaticanô II đã giúp khơi dậy ước muốn cầu nguyện: cầu nguyện để ca tụng, tạ tội và tạ ơn Thiên Chúa và cầu nguyện để xin ơn gồm việc xin cho được khỏi bệnh phần xác và tình thần. Trong những buổi cầu nguyện Thánh Linh xin được khỏi bệnh, người ta xin nhóm cầu nguyện cho mình. Những người trong nhóm cầu nguyện yên lặng hoặc lớn tiếng cho đương sự. Họ còn cầu nguyện bằng tiếng lạ cho đương sự, rồi đặt tay trên đầu, trên vai, trên lưng của người xin cầu nguyện. Việc đặt tay có tác dụng tâm lí là giúp ủng hộ tinh thần cho người xin cầu nguyện. Bình thường thì người lãnh đạo nhóm là linh mục tổ chức buổi cầu nguyện xin ơn chữa lành. Buổi cầu nguyện xin ơn chữa lành gồm có việc đọc Thánh Kinh, ca hát, cầu nguyện ca tụng Thiên Chúa, cầu nguyện chung cho mọi người hiện diện. Sau đó ai muốn được cầu nguyện riêng cho ý chỉ nào thì đến trước linh mục hướng dẫn để được đặt tay cầu nguyện cho.

Resting_in_the_Spirit

Trong buổi cầu nguyện đặt tay xin ơn chữa lành, người trong cuộc cũng như ngoại cuộc chứng kiến hiện tượng té ngã. Bình thường thì khi đứng trong lúc tỉnh trí, người ta dùng nhãn quan phối hợp với thần kinh, gân cốt, bắp thịt để giữ cho thân người được thăng bằng. Tuy nhiên khi nhắm mắt lại và tâm trí chỉ muốn được chữa lành, nên phó thác theo chỉ thị của người huớng dẫn. Khi người ta đứng đó nhắm mắt lại phó thác, mà người hướng dẫn chạm vào trán thì tự nhiên thân người nghiêng về đàng sau một chút làm mất thăng bằng. Nếu người hướng dẫn đẩy mạnh thì người xin cầu nguyện càng dễ nghiêng về phía sau ra khỏi trọng tâm, nếu không chủ ý chống cự. Và như vậy người trong nhóm phải giàn xếp để đỡ cho người đó nằm xuống sàn nhà.

Xét về phương diện tâm lí thì nếu người xin được đặt tay cầu nguyện mà không té ngã – như người ta đã thấy trong những buổi cầu nguyện đặt tay xin ơn chữa lành – thì sợ những người hiện diện cho là họ cứng lòng tin, hay không muốn được khỏi bệnh. Vì thế cho nên trong thâm tâm, họ muốn được té ngã. Thêm vào đó, trong buổi cầu nguyện xin ơn chữa lành, thường linh mục hướng dẫn cho đặt Mình Thánh Chúa trên bàn thờ hay rước đi theo trước mặt từng người. Cảm nghiệm được sự hiện diện của Thiên Chúa uy linh, quyền năng cao cả, và nhận ra thân phận yếu hèn và tội lỗi của mình, người ta dễ nảy sinh ra lòng thần phục, suy tôn và kính sợ – khác với sợ hãi – khiến tay chân ra bủn rủn, nên càng khó chống đỡ khi nghiêng mình và do đó dễ té ngã. Rồi khi muốn xin ai một ân huệ gì, người ta phải đặt mình vào thế yếu và bày tỏ nhu cầu thiếu thốn cần được giúp đỡ. Muốn xin Chúa chữa khỏi bệnh, người ta cũng phải nhận mình yếu hèn, bất lực. Do đó tâm thức xui khiến đến việc té ngã. Ý thức rằng té ngã là ở trong thế yếu nên cần được cứu chữa. Những người té ngã thường là những người mang bệnh về thể lí hay tâm lí như bệnh thần kinh, nên muốn được chữa lành. Vì thế trong bầu khí của buổi cầu nguyện xin chữa lành, có những người té ngã mà không do người hướng dẫn đặt tay, động vào trán.

Như vậy hiện tượng té ngã nên được giải thích theo lí do tâm lí tình cảm thì thích hợp hơn. Tuy nhiên việc té ngã, xẩy ra trong buổi cầu nguyện Thánh linh, nên người trong cuộc cho rằng việc té ngã là do tác động của Thánh thần. Qui việc té ngã về lí do tâm lí thì mới giải thích được tại sao có những người đặt tay cầu nguyện cho người này khiến họ không té ngã, mà khi đặt tay trên người khác cầu nguyện thì khiến họ té ngã? Thưa rằng khi người ta có cảm tình, hoặc nể phục người nào thì người ta dễ cảm động và đồng cảm trước những lời cầu nguyện hay cách thế cầu nguyện của người đó và do đó dễ đưa đến việc té ngã. Nếu nói rằng việc té ngã là do yếu tố tâm lí tình cảm, thì ai đã đặt ra nguyên tắc tâm lí đó? Nói cho cùng thì chính Thượng Đế đã đặt để nguyên tắc tâm lí vào tâm khảm loài người, cũng như chính Thượng Đế đã đặt để những định luật vật lí, khoa học, những phương trình hoá học, những công thức toán học .. vào trong vũ trụ. Và nếu có hiện tượng té ngã, thì cũng có hiện tượng ‘xuất thần’. Lại có hiện tượng chết ngất đi khi gặp đối tượng làm người ta sợ hãi thất kinh. Còn gặp chuyện vui mừng như người mẹ mới sinh con tại Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương Hà Nội mà con bị bắt cóc, rồi được tìm thấy chiều 08 Tháng 11, 2011, khiến bà mẹ mừng rỡ ngất lịm đi, mà nhiều tờ báo tại VN đăng tải. Những hiện tượng như vậy đều do yếu tố tâm lí, tình cảm đưa đẩy.

Khi có những người nói rằng họ được khỏi bệnh do việc đặt tay cầu nguyện té ngã hoặc không té ngã, thì trong số những vị hướng dẫn buổi cầu nguyện xin ơn chữa lành, có thể có những phản ứng khác nhau. Người hướng dẫn đặt tay cầu nguyện có thể mạo nhận cho rằng họ được đặc sủng chữa bệnh cho người khác. Còn người hướng dẫn hiểu biết và khiêm tốn thì dè dặt cho rằng có thể có những người được ‘khỏi bệnh’ và có những người không được khỏi bệnh. Và nếu có người được khỏi bệnh thì đó là do ơn Thánh thần tác động chứ không phải do người hướng dẫn cầu nguyện chữa khỏi bệnh.

Thiên Chúa quyền năng có thể ban cho người nọ người kia ơn chữa bệnh và được khỏi bệnh. Tuy nhiên không phải vì thế mà hễ ai nói họ có ơn chữa bệnh hay được khỏi bệnh trong buổi cầu nguyện xin ơn chữa lành, thì người Công Giáo cũng vội tin. Được khỏi bệnh cũng có thể được cắt nghĩa theo yếu tố tâm lí. Đến dự buổi cầu nguyện xin ơn chữa lành trong nhà thờ, dưới bầu khí linh thiêng có đặt Mình Thánh Chúa ngự, người mang bệnh tâm lí tình cảm như bệnh thần kinh mà bày tỏ bệnh trạng và được lắng nghe thông cảm, cũng làm vơi nhẹ được những gánh nặng của cuộc sống. Còn người mang bệnh thể lí như ngồi xe lăn hay đi cà nhắc thì cũng muốn được chữa khỏi. Nghe thánh ca và những lời cầu nguyện lớn tiếng cho mình với lòng tin tưởng và tâm tình khiêm tốn khiến con tim người ngồi xe lăn hoặc đi khập khiễng có cảm giác như châm kim vào da thịt hay có luồng điện chạy trong người, làm họ cảm động và do đó tạo ra một cảm giác lâng lâng nhẹ nhàng, từ con tim bốc lên trí óc như muốn lôi léo thân xác lên. Có những trường hợp người ta thấy người ngồi xe lăn hay đi cà nhắc, được sự khuyến khích và ủng hộ tinh thần cùng với lời cầu nguyện của linh mục hướng dẫn và ban phụ tá, họ dùng sức mạnh nội tại, nhổm dậy và bước đi gần như bình thường. Hiện tượng này giống như đứa bé tập đi mà có sự khuyến khích của ba mẹ giơ tay ra vời đón con, thì bé bước đi được nhiều bước hơn. Còn người được chữa khỏi trong buổi cầu nguyện mà sau này có đi đứng được bình thường không thì đó lại là chuyện khác.

Tại Lộ Đức, hàng năm có cả hàng triệu người đến cầu nguyện, uống nước suối Lộ Đức, tắm nước suối Lộ Đức với hi vọng được khỏi bệnh. Tuy nhiên chỉ có một số ít người được chứng minh là khỏi bệnh. Tại đây, có toán bác sĩ quốc tế gồm cả người không Công Giáo đã khám nghiệm, cứu xét và đi đến kết luận rằng có những bệnh nhân được khỏi bệnh cách ngoại thường. Rồi khi Giáo Hội muốn phong thánh một người quá cố, cũng đòi hỏi phải có phép lạ do việc cầu nguyện với vị đó như là điều kiện để được phong thánh. Phép lạ do việc cầu nguyện với vị đó cũng phải được điều tra và chứng minh một cách khoa học. Dù được khỏi bệnh hay không thì mục đích của nhóm cầu nguyện Thánh Linh xin ơn chữa lành là họ muốn tu họp lại cầu nguyện để ca tụng, tạ ơn, tạ tội và cũng để giúp nhau duy trì đức tin tập thể của nhóm và ủng hộ nâng đỡ tinh thần của nhau khi vui cũng như khi buồn, khi thành công cũng như lúc thất bại, ‘khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh nạn cũng như lúc mạnh khoẻ’(Lời hứa nghi thức hôn phối).

Có những trường hợp chẩn bệnh, bác sĩ không tìm ra bệnh thể lí, nhưng bệnh nhân cứ nghĩ rằng họ mang bệnh và cứ đòi xin thuốc uống, nên có những bác sĩ cho họ uống loại thuốc ‘vờ’, mà Anh-Pháp ngữ gọi là ‘Placebo’, có nghĩa là ‘tôi sẽ làm hài lòng’ trong ngôi thứ nhất số ít ở thì tương lai, do nguyên tự La ngữ Placere trong thể vị-biến cách mà ra. Dù placebo là loại thuốc vô thưởng vô phạt, không gây tác dụng tốt xấu cho cơ thể, ‘bệnh nhân’ uống thuốc ‘vờ’ với tâm trạng yên trí, hi vọng được chữa khỏi, nên họ nói họ cảm thấy khoẻ hơn. Người té ngã nằm đó, nhắm mắt lại như để thiền, cũng có cảm giác được khoan giãn, làm bớt căng thẳng. Nằm đó để chiêm niệm trong bầu khí cầu nguyện linh thiêng cũng cho người té ngã cảm giác được vơi nhẹ những đau đớn về tinh thần, những bức xúc, dồn ép và xung khắc trong cuộc sống, cũng giống hậu quả của thuốc vờ, mặc dầu không uống thuốc vờ.

Thêm vào đó khi cầu nguyện cho ai thầm thĩ trong lòng, thì người đó không biết người kia cầu nguyện cho họ thế nào, xin gì cho họ. Còn khi cầu nguyện lớn tiếng thì người được cầu nguyện nghe biết được người kia cầu xin cho mình những gì, và do đó họ cảm thấy được yên lòng và cảm thấy như được trợ giúp, xin cho khỏi bệnh. Có cảm giác được trợ giúp là điều hữu ích cho người mang bệnh. Vì nếu cứ nghĩ rằng mình có bệnh hay lo lắng về bệnh, người ta có thể sinh bệnh hay bệnh ra trầm trọng hơn. Những người đến Lộ Đức cầu xin, dù không được khỏi bệnh, thì đức tin của họ cũng được đổi mới khi họ chứng kiến những bệnh nhân khác cũng như những người giúp đỡ săn sóc họ, biểu lộ đức tin với lòng khiêm tốn và khẩn khoản khi cầu nguyện trước tượng Mẹ Lộ Đức hay trong buổi cầu nguyện/thờ phượng chung tại công trường có đặt Mình Thánh Chúa.

Phải công nhận rằng những buổi cầu nguyện đặt tay xin ơn chữa lành của Phong trào Thánh linh Công giáo là do ảnh hưỏng của Phong Trào Pentecostal Ngũ Tuần (nghĩa là Năm Mươi Ngày sau lễ Vượt Qua = Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống) thuộc Giáo phái Tin Lành. Công đồng Vaticanô khuyến khích người Công giáo học hỏi cách cầu nguyện của những giáo phái Kitô Giáo khác để xin ơn Chúa Thánh Thần tác động tâm hồn và đời sống. Tuy nhiên Phong trào Thánh Linh Công Giáo không cần phải bắt chước hết mọi cách thế cầu nguyện của Phong Trào Pentecostal Ngũ Tuần, mà phải thanh lọc, đào thải, rồi đón nhận những gì thích hợp với đạo Công Giáo để tạo căn tính Công Giáo trong buổi cầu nguyện Thánh Linh xin ơn chữa lành. Chẳng hạn linh mục Công giáo bận áo lễ trong khi cử hành thánh lễ, mà trong lúc giảng, đi ra khỏi toà giảng, làm những điệu bộ và cử chỉ như nhún vai, nhún đầu gối, nhảy nhót, hò hét thì chắc không thích hợp trong bầu khí thờ phượng rồi. Ngay cả việc bắt chước những cử chỉ, điệu bộ của những nhóm sắc tộc Thánh Linh Công Giáo trong khi cầu nguyện mà văn hoá của họ khác, thì người thuộc những nền văn hoá khác họ, trông vào cũng cảm thấy có vẻ xa lạ.

Trong ngành y khoa, có những bác sĩ tẩy chay việc cho dùng thuốc vờ (placebo) vì họ cho rằng làm như vậy là phỉnh gạt ‘bệnh nhân’. Tuy nhiên nếu không cho thuốc vờ, thì những người thường hay có thái độ tiêu cực, hay sợ mắc bệnh, hay lo nghĩ có thể sinh bệnh, nghĩa là lo nghĩ đến phát bệnh. Như vậy thì mặc dầu là thuốc vờ, nhưng cũng giúp cho người nghĩ rằng họ có bệnh, được yên tâm mà duy trì niềm hi vọng được chữa khỏi.

Những buổi cầu nguyện xin ơn chữa lành, nếu không giúp chữa khỏi bệnh về phương diện thể lí, thì cũng giúp người bệnh tăng nghị lực tinh thần khi mang bệnh và làm xoa dịu những vết thương lòng trong gia đình, trong đời sống hôn nhân hoặc làm vơi nhẹ những căng thẳng của cuộc sống. Ngoài ra còn giúp duy trì đức tin và niềm hi vọng tập thể nhờ tâm tình chia sẻ khổ đau và được lắng nghe, nhờ lời cầu nguyện và việc ủng hộ tinh thần của linh mục hướng dẫn và của nhóm tham dự. Những buổi cầu nguyện Thánh Linh xin ơn chữa lành cũng giúp duy trì lòng hi vọng của người tham dự vì còn hi vọng người ta còn cầu nguyện. Hết hi vọng người ta cũng bỏ cầu nguyện.

Tuy nhiên để duy trì căn tính công giáo thì không nên đem việc cầu nguyện chữa lành lồng vào khung cảnh cử hành thánh lễ. Nếu tổ chức buổi cầu nguyện chữa lành trong thánh lễ thì khó tránh khỏi những cử chỉ hay lời cầu nguyện bộc phát có thể khuyến khích những người khác trong nhóm làm theo và dễ đi ra ngoại lệ trong khung cảnh thánh lễ chăng? Rồi trước khi cầu nguyện xin ơn chữa lành mà người hướng dẫn giới thiệu hay chỉ nhắc nhở có thể xẩy ra việc té ngã và trong buổi cầu nguyện người hướng dẫn cho mở đèn mờ ảo, lại còn đề nghị họ nhắm mắt lại, thì tâm trí người tham dự sẽ xui khiến họ đến việc té ngã trong buổi cầu nguyện.

Theo Hồng Y L.J. Suenens, người Bỉ, một nghị phụ có ảnh hưởng của Công Đồng Vaticanô II và sau này trở thành nhân vật uy tín của Phong trào Thánh Linh Công Giáo, thì trong một khoá họp Công Đồng Vaticanô II, một đại diện được mời của Phong trào Pentecostal Ngũ Tuần là David de Plessis lên tiếng cảnh giác các nghị phụ Công Đồng  về những sai lầm của hiện tượng ‘té ngã’ đã gây nhức nhối và phiền hà cho chính họ. Những hiện tượng mà Phong Trào Ngũ Tuần ghi lại bằng những từ ngữ nghe có vẻ được ơn Thánh Thần tác động, như: Resting in the Spirit: An nghỉ trong Thánh thần; Slain in the Spirit: Được Thánh thần chiếm đoạt; Overpowering of the Spirit: Bị đột nhập bởi sức mạnh của Thánh Thần, thực ra theo một số tác giả như thừa tác viên Anh Giáo John Richard, Linh mục Richard Bain, Linh mục Mahoney, SJ, Linh mục Théodore Dobson, Hồng Y Suenens và một số linh mục khác, thì chỉ là hiện tượng té ngã ngửa (‘backward’ falling phenomenon). Riêng Hồng Y Suenens thì còn đặt nhiều thắc mắc và câu hỏi về hiện tượng té ngã [1] . Theo Ngài kết luận thì phải loại bỏ hiện tượng té ngã ra khỏi lễ nghi phụng vụ vì không nằm trong truyền thống lâu đời của Kitô Giáo. Sau này Linh mục Emiliano Tardiff, Linh mục Richard Bain và một số linh mục khác, không còn khuyến khích việc té ngã trong những buổi cầu nguyện Thánh Linh nữa. Kiểu té ngã ở đây lại là té ngã ngửa, có tính cách nguy hiểm nếu không có ngưỡi đỡ cho nằm xuống.

Nhom_Cau_Nguyen_TL_2

Vậy nếu trong buổi cầu nguyện Thánh Linh Công Giáo xin ơn chữa lành, mà người hướng dẫn không muốn xẩy ra việc té ngã, thì không nên nhắc đến việc té ngã. Để tránh hiện tượng té ngã trong lúc đặt tay cầu nguyện xin ơn chữa lành thì thay vì để cho người tham dự đứng hoặc quì trên sàn nhà – vì quì trên sàn nhà cũng dễ nghiêng ngả – thì mời họ vào những hàng ghế băng dài, có be dựa lưng và có bàn quỳ để họ có thể ngồi hoặc quỳ hoặc đứng đều có điểm tựa cho chân tay và toàn thân người chống đỡ nếu bị nghiêng ngả. Người hướng dẫn nên nhắc cho tham dự viên tìm chỗ ngồi cho thoải mái vì nếu ngồi gần nhau quá, người ta sẽ khó bày tỏ tâm tình riêng tư và cử chỉ đạo đức cá nhân. Cũng nên giàn xếp để chừa hàng ghế trống trước những hàng ghế có người ngồi để linh mục hướng dẫn và những người phụ tá có lối ra vào mà cầu nguyện cho bệnh nhân.

Trong buổi cầu nguyện xin ơn chữa lành, người hướng dẫn nên cho đọc bài Thánh kinh về lòng sám hối và giúp suy niệm về tâm tình sám hối, dù không phải là buổi cầu nguyện xin ơn sám hối. Khi người tham dự muốn chiêm niệm về quyền năng uy linh cao cả của Đấng tối cao với thân phận yếu hèn, tội lỗi và bệnh tật của mình với lòng sám hối và nhu cầu cần được chữa lành, họ có thể quì gối hay ngồi gục mặt vào thành ghế mà chiêm niệm hoặc sám hối. Sám hối với nước mắt hoặc chỉ sám hối thôi là những giờ phút rất thân mật mà người ta có được với Đấng mà họ tin cậy mến và tôn thờ, làm họ khó quên. Có những người không thể khóc được trước mặt ai, nghĩa là không ai có thể khiến họ khóc, mà họ chỉ có thể khóc được trước Thánh Thể Chúa. Để đề phòng thì ban phụ tá nên mang theo những hộp khăn giấy lau nước mắt, nếu có những người cần dùng. Tâm tình sám hối và nước mắt cũng giúp làm vơi nhẹ những gánh nặng của cuộc sống và xoa dịu những vết thương lòng.

Có những người đến gặp những vị dẫn đàng thiêng liêng. Lúc đầu họ không coi những việc họ đã làm trong quá khứ là sai trái. Khi họ được chỉ dẫn cho, đó là những việc làm mang tội. Và chính họ cũng nhận ra đó là những việc làm tội lỗi, rồi xưng thú tội. Họ cầu nguyện trước Thánh Thể Chúa với lòng ăn năn sám hối để cho nước mắt tuôn trào. Từ đó tâm hồn và đời sống họ cũng thay đổi. Cũng có linh mục kia vào một thời điểm trong đời, quyết định làm cuộc cấm phòng thinh lặng tại một nhà tĩnh tâm ở miền quê. Vào một buổi chiều tối, linh mục đó lẻn vào nhà nguyện một mình, bước lên trước Nhà Chầu có Mình Thánh Chúa ngự, cảm thấy toàn thân người ra bủn rủn, không còn nghị lực đứng thẳng, đầu gối liền quỵ xuống sàn nhà sát bên Nhà Chầu. Trước khi có thể nói lên lời, nước mắt vị linh mục tuôn trào ra lai láng. Dòng nước mắt sám hối đã khiến tâm hồn và đời linh mục đó thay đổi từ đó.

Trong ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (lễ Ngũ Tuần), dân chúng nghe ông Phêrô cùng với mười một tông đồ rao giảng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa đã bị đóng đanh trên thập giá và sống lại để chuộc tội loài người, họ liền hỏi: Vậy chúng tôi phải làm gì (Cv 2:37). Ông Phêrô trả lời: Anh em hãy sám hối, và mỗi người hãy chịu phép rửa nhân danh Đức Giêsu Kitô, để được ơn tha tội, và anh em sẽ nhận được ân huệ là Thánh Thần (Cv 2:38). Người tín hữu đã được rửa tội, đã xưng thú tội lỗi và lãnh phép Thêm sức. Tuy nhiên họ vẫn cần khơi dậy và duy trì lòng sám hối. Sám hối là sứ điệp mà Đức Kitô rao giảng (Mt 4:17; Mc 1:15; Lc 13:3, 5) và Giáo Hội lập đi lập lại tiếp theo bởi lẽ sứ điệp sám hối thích hợp cho mọi thời đại, mọi hoàn cảnh và mọi lớp người.

Để có được tâm tình sám hối, điều thiết yếu là phải nhìn vào đời sống nội tâm để tìm ra căn nguyên cội rễ của tội như ghen tuông, hận thù, giận ghét, nói hành, nói xấu, bỏ vạ, cáo gian, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, tức bực, kiêu hãnh, gian tham, gian dâm.. Để có được tâm tình sám hối, người ta phải xin cho được ơn biết kính sợ Chúa – không phải sợ mà xa tránh Chúa – nhưng sợ làm mất lòng Chúa. Sám hối khác với mặc cảm tội lỗi. Mang mặc cảm tội lỗi khiến người ta sợ hãi nên xa tránh Chúa. Xưng thú tội lỗi với lòng chân thành và khiêm tốn thì tội được tha thứ, là tội được thứ tha, không cần mang mặc cảm tội lỗi. Tuy nhiên hối nhân cần duy trì tâm tình sám hối để giúp mình cảm nghiệm được tình thương và sự hiện diện của Chúa trong đời sống cá nhân mà vui sống đức tin theo đường lối Phúc Âm. Có được tâm tình sám hối mới giúp mình sống gần gũi với Chúa bằng con tim, thay vì chỉ tin Chúa bằng lí trí. Đối với một số người, có những tội chưa được xưng thú vì chưa dứt bỏ được những vướng mắc về hôn nhân, nhưng với lòng sám hối, ngưòi ta vẫn có thể đặt tin tưởng vào lòng xót thương nhân hậu của Thiên Chúa, mà không phải thất vọng. Như vậy sám hối là điều kiện tiên quyết để sống ơn Thánh Linh, nghĩa là vui sống đức tin trong hoàn cảnh đặc thù và cá biệt của mỗi người. Đến hay được mời đến dự buổi cầu nguyện Thánh Linh xin ơn chữa lành, mà không giúp khơi dậy và duy trì được tâm tình sám hối thì làm sao giúp họ sống tinh thần Thánh Linh? Như vậy canh tân trong Thánh Linh là xin cho được lòng sám hối để có thể canh tân (đổi mới) tâm hồn và đời sống theo những giá trị và đòi hỏi của Phúc âm, chứ không phải chỉ nhắm đi tìm canh tân xin cho được đặc sủng nọ, đoàn sủng kia như ‘đoàn sủng’ nói tiếng lạ [2] , ‘đặc sủng’ té ngã hay xin được khỏi bệnh.

Phải làm sao khi vừa đi nhà thương, vừa gặp bác sĩ, vừa uống thuốc, vừa cầu nguyện mà vẫn không được khỏi bệnh?

Ðược chữa lành khỏi bệnh tật phần xác và tâm thần là một hồng ân và là niềm vui mừng, người ta cần tạ ơn Chúa. Như đã nói trong trường hợp được chữa khỏi bệnh do phép lạ ở Lộ Đức hay được chữa khỏi bệnh do lời cầu nguyện với vị sắp được phong thánh, thì việc được chữa khỏi bệnh, phải được Giáo Hội điều tra một cách cặn kẽ và được nhóm bác sĩ chứng minh là bệnh nhân được khỏi mà khoa học không giải thich được. Còn những trường hợp riêng tư, ai tin rằng họ được khỏi bệnh do phép lạ, thì Giáo Hội không can thiệp, miễn là việc tin tưởng giúp họ cải thiện tâm hồn và đời sống. Còn trường hợp người ta vừa đi bác sĩ, vừa uống thuốc, vừa cầu nguyện với đầy lòng tin tưởng mà bệnh tật vẫn không thuyên giảm, thì phải giải thích thế nào và phải tỏ thái độ ra sao? Thưa rằng khi Ðức Giêsu còn tại thế, Người có chữa bệnh tật của một số ít người, nhưng mục đích chính của việc Ðức Giêsu xuống thế là để chữa bệnh tật linh hồn của loài người. Trước khi Ðức Giêsu xuống thế cứu chuộc, thì tác giả sách Khôn Ngoan đã nhận ra Thiên Chúa là Đấng sáng tạo con người, được trường tồn bất diệt, nhưng vì tội ganh tị của quỉ dữ, mà sự chết đã lọt vào thế gian (Kn 2:24). Do đó Ðức Giêsu đến để phục hồi sự sống cho hồn thiêng loài người bằng cách chết đi cho tội lỗi. Như vậy người ta phải nhận thức rằng mỗi người phải đi qua tiến trình của kiếp sống con người: sinh, lão, bệnh, tử, để người ta có thể chấp nhận những giai đoạn cuối của cuộc đời trong tâm hồn bình an.

Vậy thái độ người tín hữu phải có là khi đau ốm bệnh tật, người ta cần đi bác sĩ và uống thuốc chữa trị và cầu xin cho được khỏi. Tuy nhiên bao lâu người ta còn mang bệnh tật, người ta cần xin ơn để được can đảm và nhẫn nại chịu đựng vì lòng yêu mến Chúa. Người tín hữu chấp nhận đau khổ, bệnh tật không phải như đường cùng không lối thoát, nhưng chấp nhận vì tin yêu và phó thác để được tham dự vào cuộc khổ nạn của Đức Kitô. Chỉ bằng việc chấp nhận như vậy mới đem lại bình an và ơn phúc cho tâm hồn khi phải mang gánh nặng của cuộc sống.

Lm Trần Bình Trọng

————————————————

[1]. Xem ‘Một hiện tượng gây tranh luận: Ngây ngất trong Thánh Thần’, trong cuốn: ‘Thánh Thần, hơi thở sống động của Giáo Hội’ do Hồng Y L.J. Suenens. Nguyễn Đăng Trúc chuyển dịch ra Việt ngữ. Định Hướng Tùng Thư, 2006 xuất bản.

[2]. Xem ‘Thẩm định việc nói/cầu nguyện bằng ‘Tiếng lạ’ trong Phong trào Canh tân Thánh Linh’ do Lm Trần Bình Trọng, trong: http://www.chuanoitadap.net hoặc trong: http://www.mucvuvanbut.net dưới mục: Bài viết của tác giả trang chủ, phóng lên mạng 29 December, 2009.

Monday July 30, 2012

Hôm nay tôi sẽ xem ba bản khác nhau
1 / Bản Anh Ngữ, theo version New American Bible của HĐGM Hoa Kỳ
2 / Bản như thấy trong Sách Bài Đọc thánh lễ hiện hành
3/  Bản như thấy trong website kinhthanhvn.org hiện nay
3 / Bản trình bày lại theo ý tôi, dùng bản như thấy trong kinhthanhvn.org hiện có làm nền, và dùng bản Anh để lấy ý.

BÀI ĐỌC NÀY CHO NGÀY THỨ HAI 30 THÁNG 7 NĂM 2012 –

Monday of the Seventeenth Week in Ordinary Time
Lectionary: 401

Reading 1 Jer 13:1-11

The LORD said to me: Go buy yourself a linen loincloth;
wear it on your loins, but do not put it in water.
I bought the loincloth, as the LORD commanded, and put it on.
A second time the word of the LORD came to me thus:
Take the loincloth which you bought and are wearing,
and go now to the Parath;
there hide it in a cleft of the rock.
Obedient to the LORD’s command, I went to the Parath
and buried the loincloth.
After a long interval, the LORD said to me:
Go now to the Parath and fetch the loincloth
which I told you to hide there.
Again I went to the Parath, sought out and took the loincloth
from the place where I had hid it.
But it was rotted, good for nothing!
Then the message came to me from the LORD:
Thus says the LORD:
So also I will allow the pride of Judah to rot,
the great pride of Jerusalem.
This wicked people who refuse to obey my words,
who walk in the stubbornness of their hearts,
and follow strange gods to serve and adore them,
shall be like this loincloth which is good for nothing.
For, as close as the loincloth clings to a man’s loins,
so had I made the whole house of Israel
and the whole house of Judah cling to me, says the LORD;
to be my people, my renown, my praise, my beauty.
But they did not listen.

BÀI ĐỌC I: Gr 13, 1-11

“Dân này sẽ như chiếc đai lưng không còn có thể xài được nữa”.

Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Đây Chúa phán cùng tôi rằng: “Ngươi hãy đi mua sắm một dây đai lưng, rồi thắt vào lưng, và ngươi đừng nhúng vào nước”. Và tôi đi mua dây đai theo lệnh Chúa, rồi tôi thắt vào lưng.
Lời Chúa phán cùng tôi lần thứ hai rằng: “Ngươi hãy cởi dây đai ngươi đã mua sắm và đang thắt ngang lưng, rồi chỗi dậy đi đến Êuphratê, giấu nó trong hốc đá”. Và tôi ra đi giấu nó trong hốc đá như lời Chúa truyền dạy.
Sau nhiều ngày, Chúa lại phán cùng tôi rằng: “Ngươi hãy chỗi dậy, đi đến Êuphratê mà lấy dây đai lưng Ta đã truyền ngươi đem giấu ở đó”. Tôi ra đi đến Êuphratê, và lấy dây đai lưng ngay chỗ tôi đã giấu. Nhưng kìa, dây đai lưng đã mục nát cả, không còn xài được nữa.
Và có lời Chúa phán cùng tôi rằng: “Đây Chúa phán: Ta sẽ khiến cho lòng kiêu căng của Giuđa và lòng kiêu căng tột độ của Giêrusalem ra mục nát như vậy. Dân xấu xa này không còn muốn nghe lời Ta, cứ chạy theo lòng gian tà của nó, và chạy theo các thần ngoại lai để phụng sự và thờ lạy các thần đó, nên chúng sẽ như chiếc đai lưng này không còn xài được nữa”. Và Chúa phán tiếp: “Như đai lưng bám sát vào lưng người ta thế nào, Ta cũng đã làm cho nhà Israel và nhà Giuđa bám Ta như vậy, để chúng trở thành dân Ta, cao rao thánh danh, vinh dự và vinh quang của Ta, nhưng chúng đã không chịu nghe”. Đó là lời Chúa.

Bản theo website kinhthanhvn.org
1 Đức Chúa phán với tôi thế này : “Ngươi hãy đi mua một chiếc đai lưng bằng vải gai và thắt vào lưng. Nhưng đừng ngâm nước.” 2 Tôi đã mua chiếc đai lưng như Đức Chúa truyền và thắt vào lưng. 3 Có lời Đức Chúa phán với tôi lần thứ hai rằng : 4 “Ngươi hãy cầm lấy chiếc đai ngươi đã mua và đang thắt ở lưng. Hãy đứng dậy, đi đến Êu-phơ-rát và đem giấu trong một kẽ đá.” 5 Tôi đi giấu đai lưng ấy ở Êu-phơ-rát, như Đức Chúa đã truyền cho tôi. 6 Sau nhiều ngày, Đức Chúa lại phán với tôi : “Đứng dậy đi Êu-phơ-rát, lấy chiếc đai lưng Ta đã truyền cho ngươi giấu ở đó về.” 7 Vậy tôi đi Êu-phơ-rát, tìm và đem chiếc đai lưng từ nơi tôi đã giấu về ; nhưng này, chiếc đai lưng đã hư, không dùng vào việc gì được nữa. 8 Bấy giờ có lời Đức Chúa phán cùng tôi rằng : 9 ” Đức Chúa phán thế này : Ta sẽ huỷ diệt thói kiêu hãnh của Giu-đa và thói kiêu hãnh lớn lao của Giê-ru-sa-lem như vậy. 10 Dân xấu xa này không chịu nghe lời Ta, cứ ngoan cố cứng lòng, chạy theo các thần khác mà làm tôi và sụp lạy chúng ; nó sẽ nên như chiếc đai lưng hoàn toàn vô dụng kia. 11 Vì, cũng như chiếc đai lưng người ta thắt ở lưng, Ta cũng thắt chặt cả nhà Ít-ra-en và nhà Giu-đa vào Ta như vậy, để chúng trở thành dân của Ta, dân đem lại cho Ta tiếng tăm, danh dự và vinh quang. Nhưng chúng đã chẳng chịu nghe. Sấm ngôn của Đức Chúa.

TÔI XIN TRÌNH BÀY LẠI NHƯ SAU: Sách Tiên Tri Jeremiah Jer 13:1-11

1 Đức Chúa phán với tôi thế này : “Ngươi hãy đi mua một chiếc đai lưng bằng vải lanh và thắt vào lưng, nhưng đừng ngâm nước.” 2 Tôi đã mua chiếc đai lưng như Đức Chúa truyền và thắt vào lưng. 3 Có lời Đức Chúa phán với tôi lần thứ hai rằng : 4 “Ngươi hãy cầm lấy chiếc đai ngươi đã mua và đang thắt ở lưng, hãy đứng dậy, đi đến Êu-phơ-rát và đem giấu trong một kẽ đá.” 5 Tôi đi giấu đai lưng ấy ở Êu-phơ-rát, như Đức Chúa đã truyền cho tôi. 6 Sau nhiều ngày, Đức Chúa lại phán với tôi : “Đứng dậy đi Êu-phơ-rát, lấy chiếc đai lưng Ta đã truyền cho ngươi giấu ở đó về.” 7 Vậy tôi đi Êu-phơ-rát, tìm và đem chiếc đai lưng từ nơi tôi đã giấu về ; nhưng này, chiếc đai lưng đã mục nát, đã trở thành đồ vất đi. 8 Bấy giờ có lời Đức Chúa phán cùng tôi rằng : 9 ” Đức Chúa phán thế này :  Cũng thế, Ta sẽ để cho niềm kiêu hãnh của xứ Giu-đa và niềm kiêu hãnh lớn lao của Giê-ru-sa-lem rữa nát ra như vậy. 10 Dân tinh quái này, bọn không chịu nghe lời Ta, cứ ngoan cố cứng lòng, chạy theo các thần khác mà làm tôi và sụp lạy chúng ; nó sẽ nên như chiếc đai lưng hoàn toàn vô dụng kia. 11 Vì, cũng như chiếc đai lưng gần với người khi thắt ở lưng thể nào, Ta cũng thắt chặt cả nhà Ít-ra-en và nhà Giu-đa vào Ta như vậy, để chúng là dân của Ta,  là tiếng thơm của Ta, là lời chúc tụng của ta và là vẻ đẹp mỹ miều của Ta. Nhưng chúng đã chẳng chịu nghe; Sấm ngôn của Đức Chúa.

Đó là Lời Chúa.  Tạ Ơn Chúa.

Hope this execise is useful for you also, as it is for me.
dcnhoangvu – Fairfield, Cincinnati, Ohio.

Thứ Bảy 28-7-2012

Hôm nay tôi sẽ xem ba bản khác nhau
1 / Bản như thấy trong Sách Bài Đọc thánh lễ hiện hành
2 / Bản như thấy trong kinhthanhvn.org hiện có
3 / Bản Anh Ngữ, theo version New American Bible của HĐGM Hoa Kỳ

Tuần 16 Thường Niên Năm II
 

Thứ Bảy sau Chúa nhật XVI Thường Niên (năm chẵn)

BÀI ĐỌC I: Gr 7, 1-11

“Nhà này là nơi phải khẩn cầu thánh danh Ta, đã trở thành hang trộm cướp rồi sao?”

Trích sách Tiên tri Giêrêmia.

Lời Chúa phán cùng Giêrêmia rằng: Ngươi hãy đứng nơi cửa đền thờ Chúa, và rao giảng lời này rằng: Hỡi toàn thể Giuđa, là những người vào cửa này mà thờ lạy Chúa, hãy nghe lời Chúa. Đây Chúa các đạo binh, Thiên Chúa Israel phán: Các ngươi hãy cải thiện lối sống và hành động các ngươi, thì Ta sẽ ở với các ngươi tại chốn này.

1 Đây là lời Đức Chúa phán với ông Giê-rê-mi-a : 2 Ngươi hãy đứng ở cửa Đền Thờ Đức Chúa và tuyên bố những lời sau đây : Tất cả những người Giu-đa qua cửa này vào thờ phượng Đức Chúa, hãy nghe lời Đức Chúa 3 Đức Chúa các đạo binh là Thiên Chúa của Ít-ra-en phán : Hãy cải thiện lối sống và hành động của các ngươi, Ta sẽ cho các ngươi lưu lại nơi này.

The following message came to Jeremiah from the LORD:
Stand at the gate of the house of the LORD,
and there proclaim this message:
Hear the word of the LORD, all you of Judah
who enter these gates to worship the LORD!
Thus says the LORD of hosts, the God of Israel:
Reform your ways and your deeds,
so that I may remain with you in this place.
Ta sẽ cho các ngươi lưu lại nơi này ? ? <bản dịch mới hơn>
thì Ta sẽ ở với các ngươi tại chốn này. <bản dịch cũ>

Các ngươi đừng tin theo lời dối trá này: Đây có đền thờ Chúa, đền thờ Chúa, đền thờ Chúa! Vì nếu các ngươi cải thiện lối sống và hành động các ngươi, nếu các ngươi ăn ở ngay thẳng theo lề luật với những người trong nhà và những người thân cận, nếu các ngươi không áp bức ngoại kiều, trẻ mồ côi, và những người goá bụa, nếu các ngươi không đổ máu người vô tội tại chốn này, nếu các ngươi không chạy theo các thần ngoại lai mà mang hoạ vào mình, thì Ta sẽ ở với các ngươi tại chốn này, tại lãnh thổ mà Ta đã ban cho tổ phụ các ngươi từ đời này đến đời nọ.

 4 Đừng ỷ vào lời giả dối sau đây : “Đền Thờ của Đức Chúa ! Đền Thờ của Đức Chúa ! Đã có Đền Thờ của Đức Chúa !” 5 Nếu các ngươi thật sự cải thiện lối sống và hành động của các ngươi, nếu các ngươi thật sự đối xử công bình với nhau, 6 không ức hiếp ngoại kiều hay cô nhi quả phụ, nếu các ngươi không đổ máu người vô tội nơi đây, không đi theo các thần ngoại mà chuốc hoạ vào thân, 7 thì Ta sẽ cho các ngươi lưu lại nơi này, trong phần đất Ta đã ban cho cha ông các ngươi đến muôn đời.    See: “will I remain with you in this place”  below.

Put not your trust in the deceitful words:
“This is the temple of the LORD!
The temple of the LORD! The temple of the LORD!”
Only if you thoroughly reform your ways and your deeds;
if each of you deals justly with his neighbor;
if you no longer oppress the resident alien,
the orphan, and the widow;
if you no longer shed innocent blood in this place,
or follow strange gods to your own harm,
will I remain with you in this place,
in the land I gave your fathers long ago and forever.

Nhưng kìa, các ngươi tin tưởng vào những lời dối trá không sinh ích lợi gì cho các ngươi, như: trộm cướp, giết người, ngoại tình, thề dối, thờ cúng Baalim, chạy theo các thần ngoại lai mà các ngươi không biết; rồi các ngươi đến đứng trước mặt Ta trong đền thờ này là nơi kêu cầu thánh danh Ta, mà nói rằng: “Chúng tôi đã được bảo đảm để tiếp tục làm những việc ghê tởm đó”. Vậy, dưới mắt các ngươi, nhà này là nơi khẩn cầu thánh danh Ta, đã trở thành hang trộm cướp rồi sao? Chúa lại phán: Còn Ta, Ta hiện diện và Ta đã thấy rõ. Đó là lời Chúa.

8 Nhưng các ngươi lại ỷ vào những lời dối trá vô giá trị. 9 Trộm cắp, giết người, ngoại tình, thề gian, đốt hương tế thần Ba-an và đi theo các thần lạ các ngươi không biết, 10 rồi lại vào nhà này, nơi danh Ta được kêu khấn, đến trước mặt Ta mà nói : “Chúng ta được an toàn !”, sau đó cứ tiếp tục làm những điều ghê tởm ấy. Thế nghĩa là gì ? 11 Phải chăng các ngươi coi nhà này, coi nơi danh Ta được kêu khấn là hang trộm cướp sao ? Ta, Ta thấy rõ hết – sấm ngôn của Đức Chúa.

But here you are, putting your trust in deceitful words to your own loss!
Are you to steal and murder, commit adultery and perjury,
burn incense to Baal,
go after strange gods that you know not,
and yet come to stand before me
in this house which bears my name, and say:
“We are safe; we can commit all these abominations again?”
Has this house which bears my name
become in your eyes a den of thieves?
I too see what is being done, says the LORD.

 

 

 

 

 

Xem bài đọc Fri 27-7-2012

Hôm nay tôi sẽ xem ba bản khác nhau
1 / Bản như thấy trong Sách Bài Đọc thánh lễ hiện hành
2 / Bản như thấy trong kinhthanhvn.org hiện có
3 / Bản Anh Ngữ, theo version New American Bible của HĐGM Hoa Kỳ

Thứ Sáu sau Chúa nhật XVI Thường Niên (năm chẵn)

THỨ SÁU tuần 16 năm II

BÀI ĐỌC I: Gr 3, 14-17    BÀI VẪN CÒN DÙNG TRONG SÁCH BÀI ĐỌC CÁC THÁNH LỄ …

“Ta sẽ ban cho các ngươi chủ chăn theo như ý Ta; và mọi dân tộc sẽ quy tụ tại Giêrusalem”.

Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Chúa phán: “Hỡi con cái phản loạn, hãy hối cải, vì Ta là chủ các ngươi, Ta sẽ chọn trong các ngươi một người trong mỗi thành và hai người trong mỗi chi họ; Ta sẽ dẫn các ngươi lên Sion. Ta sẽ ban cho các ngươi những chủ chăn theo như ý Ta, để họ dùng lý trí và khôn ngoan chăn dắt các ngươi”.

Chúa lại phán: “Trong những ngày ấy, khi các ngươi sinh sản ra nhiều trong xứ, thì người ta không còn nói đến Hòm Bia Thiên Chúa nữa. Người ta sẽ không còn nghĩ tới, nhớ tới, hối tiếc và tạo lập hòm bia khác nữa.

“Lúc đó, người ta sẽ gọi Giêrusalem là ngai của Chúa, mọi dân tộc nhân danh Chúa mà quy tụ tại Giêrusalem, và họ không theo lòng gian ác độc dữ của mình nữa”. Đó là lời Chúa.

BẢN HIỆN ĐẠI, THEO KINHTHANHVN.ORG   

 14 Sấm ngôn của Đức Chúa : Trở về đi, hỡi lũ con phản bội, vì Ta vẫn là chủ các ngươi. Ta sẽ lấy của các ngươi mỗi thành một người, mỗi thị tộc hai người, và đưa về Xi-on. 15 Ta sẽ cho các ngươi những mục tử đẹp lòng Ta ; chúng sẽ khôn ngoan sáng suốt chăn dắt các ngươi. 16 Khi các ngươi tăng số và phát triển trong xứ, thì lúc ấy – sấm ngôn của Đức Chúa – người ta sẽ không còn nói đến Hòm Bia của Đức Chúa nữa, không còn lưu tâm, không nhớ tới, chẳng nuối tiếc, cũng chẳng làm lại nữa. 17 Thời ấy, Giê-ru-sa-lem sẽ được gọi là “Ngai toà của Đức Chúa “, và mọi dân tộc sẽ nhân danh Đức Chúa quy tụ tại Giê-ru-sa-lem ; chúng sẽ không còn sống buông thả theo lòng dạ xấu xa ngoan cố của mình nữa.

DƯỚI ĐÂY LÀ BẢN CỦA USCCB.ORG , NAB VERSION OF THE BIBLE

Reading 1 Jer 3:14-17

Return, rebellious children, says the LORD,
for I am your Master;
I will take you, one from a city, two from a clan,
and bring you to Zion.
I will appoint over you shepherds after my own heart,
who will shepherd you wisely and prudently.
When you multiply and become fruitful in the land,
says the LORD,
They will in those days no longer say,
“The ark of the covenant of the LORD!”
They will no longer think of it, or remember it,
or miss it, or make another.At that time they will call Jerusalem the LORD’s throne;
there all nations will be gathered together
to honor the name of the LORD at Jerusalem,
and they will walk no longer in their hardhearted wickedness.

The Word of the Lord.
̣
ĐÁP CA
THEO SÁCH BÀI ĐỌC /  THEO BẢN DỊCH CỦA KINHTHANHVN.ORG / NAB BIBLE
 

ĐÁP CA: Gr 31, 10. 11-12ab. 13

Đáp: Chúa sẽ gìn giữ chúng ta như mục tử chăn dắt đoàn chiên mình (c. 10d).

Đáp :    Chúa sẽ canh giữ chúng ta, như mục tử canh giữ đàn chiên.

Xướng: 1) Hỡi các dân tộc, hãy nghe lời Chúa, hãy công bố lời Chúa trên các đảo xa xăm; hãy nói rằng: “Đấng đã phân tán Israel, sẽ quy tụ nó lại, và sẽ gìn giữ nó, như mục tử chăn dắt đoàn chiên mình”. – Đáp.

Muôn dân hỡi, lắng nghe lời Đức Chúa và loan đi các đảo xa vời, rằng Đấng đã phân tán Ít-ra-en, cũng chính Người sẽ thâu tập lại, canh giữ họ như mục tử canh giữ đàn chiên.  Đ.

Hear the word of the LORD, O nations, proclaim it on distant isles, and say: He who scattered Israel, now gathers them together, he guards them as a shepherd his flock.

2) Vì Chúa đã giải phóng Giacóp, giờ đây với cánh tay mạnh mẽ hơn, Người cứu thoát nó. Chúng sẽ đến và ca hát trên núi Sion, chúng sẽ đổ xô về phía hạnh phúc của Người. – Đáp.

Vì Đức Chúa đã cứu chuộc nhà Gia-cóp, giải thoát họ khỏi tay kẻ mạnh hơn nhiều.  Họ sẽ reo mừng đi tới đỉnh Xi-on,  lũ lượt kéo nhau về hưởng ân lộc Đức Chúa. Đ.

The LORD shall ransom Jacob, he shall redeem him from the hand of his conqueror. Shouting, they shall mount the heights of Zion, they shall come streaming to the LORD’s blessings: The grain, the wine, and the oil, the sheep and the oxen.

3) Bấy giờ người thiếu nữ sẽ hân hoan nhảy mừng, các thanh niên và các cụ già cũng làm y như thế; Ta sẽ biến đổi tang chế của chúng ra niềm hân hoan, sẽ an ủi chúng và cho chúng hết đau khổ. – Đáp.

Thiếu nữ bấy giờ vui nhảy múa, trẻ già cùng mở hội tưng bừng. Tang tóc họ, Ta biến thành hoan hỷ, và sau cảnh sầu thương, sẽ cho họ được an ủi vui mừng.  

Then the virgins shall make merry and dance, and young men and old as well. I will turn their mourning into joy, I will console and gladden them after their sorrows. 

Notes:

biến thành hoan hỷ, và sau cảnh sầu thương  ??   chắc là đánh máy thiếu  ?

̣(Will continue)

LƯU – HỘI NHÓM THÂN HỮU 24.7.12.OLL CINTI

Quí anh chị em cursillistas Liên Nhóm Gioan Phaolô II  thân mến,
Tuần này chúng ta có các anh chị em sau đây đến với nhau hội nhóm thân hữu vào hôm thứ ba, chuẩn bị sống “ngày thứ tư” trong tuần…
Micae Tuần, Phêrô Hào, Gioan Baotixita Hiện, Giuse Diễm, Dominicô Tam, Dcn Dominicô Hoàng, Tôma Hưng.
Anna Thanh, Thérèse Hương, Têrêxa Ánh, Cécilia Ngọc, Mattá Thao, Maria Mai. 
Cám ơn Cha Cố Vấn Thiêng Liêng <Spiritual Advisor> đã ghé thăm chúng ta.

Xin gởi ACE một bài, có thể dùng để “HỌC” cho tuần này theo phương pháp SỐNG của người Cursillista, là 1/THỂ HIỆN LÒNG MỘ ĐẠO 2/ HỌC TẬP 3/ HÀNH ĐỘNG <Piety, Study, Action>.   Đây là bài một trong Sách Gương Chúa Giêsu.

Ảnh

 

I. NOI GƯƠNG CHÚA VÀ KHINH CỦA THẾ TỤC
Con đường sáng
 
Lời Chúa Giêsu: “Ai theo Ta, người ấy không đi trong đường tối”. (1)
Lời ấy, Chúa dùng để khuyên nhủ ta bắt chước tính hạnh và hành vi Chúa, nếu ta muốn được sáng thật và thoát ly mọi tối tăm trong tâm hồn.   Bài học chính của ta sẽ là suy gẫm về tính hạnh Chúa Kitô vậy.
 
Tinh thần Chúa

Học thuyết Chúa Kitô trổi vượt trên học thuyết các thánh. Ai thấu nhập được tinh thần Chúa Giêsu, người ấy gặp được lương thực giấu ẩn trong đó.
Sở dĩ nhiều người nghe giảng Phúc Âm luôn mà vẫn không xúc động, là vì họ không có tinh thần Chúa Kitô.
Muốn hiểu tỏ và nếm thử thi vị của lời Chúa, cần phải tập sống đời sống của Chúa.
 
Cái thông giỏi của thế tục
Lý luận cao kỳ về Chúa Ba Ngôi có ích chi, một khi lòng đầy kiêu hãnh. Bạn lại vì đó mà mất lòng chính Chúa Ba Ngôi.
Không phải cứ lý luận cao mà nên được người lành người thánh, trái lại chỉ có đời sống đạo đức mới làm nên được bạn thiết của Chúa!
Thà biết sám hối còn hơn biết giải thích nghĩa sám hối là gì.
Thuộc lòng toàn pho Thánh Kinh và danh ngôn các triết gia, mà không có đức ái và ân nghĩa Chúa: tất cả cái đó có ăn thua gì!
“Phù hoa nối tiếp Phù hoa,
“Của đời hết thảy chỉ là Phù hoa” (2) trừ kính ái và phụng thờ một Chúa.
Khôn ngoan nhất là người biết cài đạp thế tục để tìm đến nước trời.
Của đời của chóng qua
Không gì phù phiếm bằng tích góp cho nhiều của mau qua và để hết lòng trí vào đó!
Không gì phù phiếm bằng ham hố danh vọng và ưa tìm ăn trên ngồi trốc!
Không có gì phù phiếm bằng bê tha nhục dục và đam mê những cái rút cục chỉ làm cho mình phải nghiêm phạt!
Không gì phù phiếm bằng thích sống lâu mà không cố gắng sống cho thánh thiện!
Không gì phù phiếm bằng chỉ để tâm đến của hiện tại mà không màng gì của tương lai!
Không gì phù phiếm bằng chỉ mải miết đuổi theo của mau qua mà không màng đến cái sẽ làm cho mình được vui sướng bất diệt!
Của vô hình
Hãy tâm niệm luôn lời này của Đấng Khôn ngoan: “Mắt không bao giờ xem no, tai không bao giờ nghe thỏa”. (3)
Bạn, Bạn hãy cố gắng giữ lòng khỏi quyến luyến của hữu hình và hãy chuyên lo tìm của vô hình.
Ai sống theo nhục dục, người ấy làm nhọ lương tâm mình và mất ơn Chúa.
SUY NIỆM
Con người sống ở đời chỉ có một việc tối cần là lo phần rỗi… nhưng không có phần rỗi ngoài Chúa Giêsu.
Tin tưởng ở lời Chúa, tùng phục huấn lệnh Chúa, bắt chước các nhân đức Chúa: đó là cái sống cao quí nhất.
Bê tha của cải, thú vui, chức quyền, mà lãng quên phần rỗi, thiết tưởng không còn thứ phù phiếm nào nguy hại bằng!
Lạy Chúa Giêsu! ích gì cho con, nếu con chỉ tìm biết những mầu nhiệm lớn lao về bản thân Chúa mà không lợi dụng được công nghiệp và ân nghĩa Chúa, không biết cái sống của Chúa và thực hành các nhân đức Chúa!
Ích gì cho con, nếu con chỉ nhắm mắt đuổi theo cái phù phiếm mà không chuyên lo phần rỗi con!
Xin giúp con nhận định rõ và cương quyết sống theo gương lành Chúa. 
 
—————–
1. Gioan VIII, 12
2. Eccl 1, 2
3. Eccl 1, 8

 

Bài ngày Thứ Năm 26.7.2012

Thứ Năm 26.7.2012

Ngày 26 tháng 7 – Thánh Gio-a-kim và thánh An-na, song thân Đức Ma-ri-a (Lễ nhớ)     Hc 44,1.10-15 ; Tv 131; Mt 13,16-17.

Hello các bạn thân mến,
Nhờ có một thày Phó tế <thien pham> chỉ giáo, tôi đã đi vào kinhthanhvn.org và đã thấy các bài đọc mới hơn cho chúng ta, đây là một niềm vui cho tôi.  Cám ơn Thày Thien Pham đã cho biết dữ kiện về  kinhthanhvn.org

Thày Thien Pham viết:

Co le Thay nen vao web cua uy ban Kinh Thanh de doc thi tot hon. Ban van Thay doc la ban rat cu. Ai cung biet la co nhieu dieu khong the chap nhan duoc  ban dich nay nhung chua doi duoc.

http://www.kinhthanhvn.org

Thien

Ai biết Sách Bài Đọc mới như kinhthanhvn website đăng tải thì cho biết nhe, rất cần mua một bộ mới.   Hôm tháng 6 vừa qua có đi các tiệm sách đạo ở VN mà không thấy … tôi có mua một cuốn rất mới, nhưng té ra là Bản rất cũ . . .

Bài đọc cho Lễ Hai Thánh Joachim và Anna tiếng Việt

Bài đọc Lễ Hai Thánh Joachim và Anna tiếng Anh, không trùng vì họ không dùng bài của chính Lễ.

Bài đọc trong Sách Bài Đọc cũ, nhưng vẫn còn thấy đọc hằng ngày.

BÀI ĐỌC MỘT, BẰNG TIẾNG ANH

I will now praise the godly,
our ancestors, in their own time,*

Yet these also were godly;
their virtues have not been forgotten.
Their wealth remains in their families,
their heritage with their descendants.
Through God’s covenant their family endures,
and their offspring for their sake.
And for all time their progeny will endure,
their glory will never be blotted out;
Their bodies are buried in peace,
but their name lives on and on.c
At gatherings their wisdom is retold,
and the assembly proclaims their praises.
The Word of the Lord.

Bài đọc                                    Hc 44,1.10-15

1          Giờ đây, chúng ta hãy ca ngợi những vị danh nhân,
cũng là cha ông của chúng ta qua các thế hệ.

10        Các ngài là những người đạo hạnh,

công đức của các ngài không chìm vào quên lãng.

11        Dòng dõi các ngài luôn được hưởng một gia tài quý báu

đó là lũ cháu đàn con.

12        Dòng dõi các ngài giữ vững các điều giao ước ;

nhờ các ngài, con cháu cũng một mực trung thành.

13        Dòng dõi các ngài sẽ muôn đời tồn tại,

vinh quang các ngài sẽ chẳng phai mờ.

14        Các ngài được mồ yên mả đẹp

và danh thơm mãi lưu truyền hậu thế.

15        Dân dân sẽ kể lại đức khôn ngoan của các ngài

và cộng đoàn vang tiếng ngợi khen.           Đó là Lời Chúa.

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Vì có được kinhthanhvn.org website, nên không có gì để trình bày lại hôm nay.
Nếu các bạn xử dụng internet thường xuyên, xin mời vào kinhthanhvn.org để đọc bản mới hơn.  Khi nào hai bài Anh và Việt giống nhau trong cùng một ngày, tôi lại sẽ xem xét tiếp.

Đa tạ và xin Chúa chúc lành.

dcnhoangvu

Bài đọc thứ tư 25 tháng 7, 2012

Bài đọc thứ tư 25 tháng 7, 2012

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Thưa các bạn đọc, tôi viết các posts này với chủ đích duyệt lại các câu Kinh Thánh — đã được dịch sang Việt Ngữ và hằng được đọc trong các Thánh lễ — mà tôi thấy cần sửa chữa cho sáng nghĩa, hay cho không bị trật như đã dịch.  Tôi chỉ biết theo bản Anh Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ mà thôi, ngoài ra không có kiến thức nào khác về ngôn ngữ của Kinh Thánh.  Nếu việc làm của tôi có chỗ không đúng vì không có kiến thức ngoại ngữ nào khác, như Hy Lạp, Hebrew, và cũng không phải là học giả Kinh Thánh, thì xin quí vị niệm tình tha thứ và chỉ dẫn cho.   Đa tạ.

Hôm nay, tôi lại có ý nghĩ sau: Chúa ban cho tôi có khả năng đọc thêm một ngôn ngữ, để hiểu rõ hơn Lời Chúa qua Thánh Kinh.  Còn những người đồng hương nào của tôi chỉ đọc một ngôn ngữ Mẹ đẻ của mình, thì khi bản dịch của câu văn vì lý do nào đó bị tối nghĩa, người đó đành phải chịu.  Tôi muốn chia sẻ ơn Chúa cho đọc Anh ngữ đó với các tín hữu khác đó mà thôi, không có ý chỉ trích hay chê bai.

Thêm nữa, Sách Bài Đọc Toàn Niên 2006 của VN có câu sau:

“Mặc dù đã cố gắng, nhưng chắc chắn sẽ còn có những sai sót trong ấn bản này, xin quý vị thứ lỗi và vui lòng chỉ giáo.  Chúng tôi xin hết lòng cảm ơn.”

Trong tinh thần trên, tôi ghi lại ý nghĩ của mình trên blog này…

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

25/07/2012
Thứ Tư Mùa Thường Niên Năm B  –  Giacôbê Tông đồ

LỄ THÁNH GIACÔBÊ, TÔNG ĐỒ

BÀI ĐỌC I:   2 Cr 4, 7-15

“Chúng ta luôn mang trên thân xác mình sự chết của Đức Giêsu”.

Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, Chúng ta chứa đựng kho tàng ấy trong những bình sành để biết rằng quyền lực vô song đó là của Thiên Chúa, chớ không phải phát xuất tự chúng ta. Chúng ta chịu khổ cực tư bề, nhưng không bị đè bẹp; chúng ta phải long đong, nhưng không tuyệt vọng; chúng ta bị bắt bớ, nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt. Bởi vì chúng ta luôn mang trên thân xác mình sự chết của Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu được tỏ hiện nơi thân xác chúng ta. Vì chưng, mặc dầu chúng ta đang sống, nhưng vì Đức Giêsu, chúng ta luôn luôn nộp mình chịu chết, để sự sống của Đức Giêsu được tỏ hiện trong thân xác hay chết của chúng ta. Vậy sự chết hoành hành nơi chúng tôi, còn sự sống hoạt động nơi anh em.

Nhưng anh em hãy có một tinh thần đức tin như đã chép rằng: “Tôi đã tin, nên tôi đã nói”, và chúng tôi tin, nên chúng tôi cũng nói, bởi chúng tôi biết rằng Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại, cũng sẽ làm cho chúng tôi được sống lại với Đức Giêsu và sẽ đặt chúng tôi bên Người làm một với anh em. Mọi sự đều vì anh em, để ân sủng càng tràn đầy, bởi nhiều kẻ tạ ơn, thì càng gia tăng vinh quang Thiên Chúa.  Đó là lời Chúa.

Thử trình bày lại bài trên xem sao nhe:

Anh chị em thân mến,

Chúng tôi giữ kho tàng này trong những bình làm bằng đất <là chúng tôi>, để cho thấy rằng quyền năng cao cả thì đến từ Thiên Chúa chứ chẳng phải từ chúng tôi.  Chúng tôi bị phiền hà đủ cách, nhưng không vì thế mà bị đẩy lui, bị điên đảo nhưng không vì thế mà tuyệt vọng, bị hành quyết nhưng không bị bỏ rơi, bị hạ thủ nhưng không vì thế mà bị huỷ diệt, chúng tôi lúc nào cũng mang trong thân xác mình cái khổ nạn gần chết của Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu cũng cùng được thể hiện nơi thân xác chúng tôi.  Vì, chúng tôi những kẻ tuy đang sống nhưng không ngừng chấp nhận nộp mình cho cái chết vì Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu được thể hiện nơi thân xác hữu hạn hay chết của chúng tôi.

Vậy, tử thần thì hoành hành nơi chúng tôi, nhưng việc ấy đem lại sự sống cho anh chị em.

Vì chúng ta có cùng một thần khí của đức tin, như có lời chép: Tôi đã tin vì vậy tôi đã nói; chúng tôi cũng vậy, chúng tôi tin nên chúng tôi <mới> nói, biết rằng Thiên Chúa là Đấng đã nâng Chúa Giêsu ra khỏi sự chết cũng sẽ làm cho chúng tôi sống lại với Đức Giêsu và đặt chúng tôi bên các anh chị em trước Thánh Nhan Người.

Thật, mọi sự là để phục vụ anh chị em, để ân sủng dồi dào của Thiên Chúa khi đã ban đầy đến thêm nhiều người nữa thì sẽ thúc đẩy cho mọi người tràn ngập lòng cảm tạ, làm sáng danh Thiên Chúa chúng ta.

Đó là Lời Chúa.

Bài đọc tiếng Việt ở đây

Bài đọc tiếng Anh ở đây

<còn tiếp>

 

Bài Đọc 24 tháng 7, 2012

 

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Thưa các bạn đọc, tôi viết các posts này với chủ đích duyệt lại các câu Kinh Thánh — đã được dịch sang Việt Ngữ và hằng được đọc trong các Thánh lễ — mà tôi thấy cần sửa chữa cho sáng nghĩa, hay cho không bị trật như đã dịch.  Tôi chỉ biết theo bản Anh Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ mà thôi, ngoài ra không có kiến thức nào khác về ngôn ngữ của Kinh Thánh.  Nếu việc làm của tôi có chỗ không đúng vì không có kiến thức ngoại ngữ nào khác, như Hy Lạp, Hebrew, và cũng không phải là học giả Kinh Thánh, thì xin quí vị niệm tình tha thứ và chỉ dẫn cho.   Đa tạ.

Hôm nay, tôi lại có ý nghĩ sau: Chúa ban cho tôi có khả năng đọc thêm một ngôn ngữ, để hiểu rõ hơn Lời Chúa qua Thánh Kinh.  Còn những người đồng hương nào của tôi chỉ đọc một ngôn ngữ Mẹ đẻ của mình, thì khi bản dịch của câu văn vì lý do nào đó bị tối nghĩa, người đó đành phải chịu.  Tôi muốn chia sẻ ơn Chúa cho đọc Anh ngữ đó với các tín hữu khác đó mà thôi, không có ý chỉ trích hay chê bai.

Thêm nữa, Sách Bài Đọc Toàn Niên 2006 của VN có câu sau:

“Mặc dù đã cố gắng, nhưng chắc chắn sẽ còn có những sai sót trong ấn bản này, xin quý vị thứ lỗi và vui lòng chỉ giáo.  Chúng tôi xin hết lòng cảm ơn.”

Trong tinh thần trên, tôi ghi lại ý nghĩ của mình trên blog này…

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

THỨ BA 24 THÁNG 7 2012    —  Thứ Ba Tuần XVI Mùa Thường Niên Năm B

Bài Đọc Một Tiếng Việt ở đây

Bài Đọc Tiếng Anh ở đây

BÀI ĐỌC I:   Mk 7, 14-15. 18-20

“Chúa ném mọi tội lỗi chúng tôi xuống đáy biển”.

Trích sách Tiên tri Mikha.

Lạy Chúa, với cây trượng của Chúa, xin chăn dắt dân Chúa, chăn dắt những con chiên thuộc quyền sở hữu của Chúa sống lẻ loi trong rừng, ở giữa núi Carmêlô. Tất cả được chăn dắt ở Basan và Galaad như ngày xưa. Như ngày ra khỏi Ai-cập, tôi cho nó thấy những việc lạ lùng. Có Chúa nào giống như Chúa là Đấng dẹp tan mọi bất công, và tha thứ mọi tội lỗi của kẻ sống sót thuộc về Chúa? Chúa không khư khư giữ mãi cơn thịnh nộ của mình, vì Chúa ưa thích từ bi. Chúa còn thương xót chúng tôi, còn dày đạp những bất công của chúng tôi dưới chân Chúa, và ném mọi tội lỗi chúng tôi xuống đáy biển. Chúa ban cho Giacóp biết sự trung thành của Chúa, cho Abraham biết lòng từ bi mà Chúa đã thề hứa với tổ phụ chúng tôi từ ngàn xưa.

Đó là lời Chúa.

XIN TRÌNH BÀY LẠI BÀI TRÊN một chút xem sao nhe …

Xin Chúa chăn dắt đoàn dân Chúa với cây trượng của Ngài, vì đây là đoàn chiên gia nghiệp Chúa, đoàn chiên sống riêng rẽ nơi có cây cỏ tốt tươi giữa vùng đồi núi Camêlô.  Hãy cho chúng tìm kiếm sự an sinh nơi miền Bashan và Gi-lê-át như thời xa xưa, như thời Chúa xuất hành khỏi Ai cập <với chúng con>, với những dấu chỉ thật tuyệt vời.

Không có chúa nào được như Chúa, là vị Chúa Tể hằng tha thứ những lỗi lầm và tẩy xoá mọi tội khiên cho kẻ thuộc gia nghiệp Người; là vị Chúa tể không giữ mãi cơn giận dữ, nhưng vui thoả trong đức hạnh từ bi của mình, và <chúng con tin rằng> Người sẽ lại tỏ lòng nhân từ với chúng con, coi thường và không để ý gì nữa đến tội vạ của chúng con?   Chúa sẽ chôn vùi xuống biển sâu các lỗi lầm của chúng con, Chúa sẽ lại một lòng thành tín như Chúa đã thành tín với Jacob, và đã tỏ ân huệ Ngài cho A-bra-ham, như Ngài đã thề hứa cùng tổ phụ chúng con từ thuở ban đầu.

Đó là lời Chúa.

Shepherd your people with your staff,
the flock of your inheritance,
That dwells apart in a woodland,
in the midst of Carmel.
Let them feed in Bashan and Gilead,
as in the days of old;
As in the days when you came from the land of Egypt,
show us wonderful signs.

Who is there like you, the God who removes guilt
and pardons sin for the remnant of his inheritance;
Who does not persist in anger forever,
but delights rather in clemency,
And will again have compassion on us,
treading underfoot our guilt?
You will cast into the depths of the sea
all our sins;
You will show faithfulness to Jacob,
and grace to Abraham,
As you have sworn to our fathers
from days of old.

<còn tiếp>